Bất động sản phía tây ‘thêm cánh’ nhờ hạ tầng
Ngày 7.3, HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (chuyên đề), thông qua nghị quyết bầu ông Lê Trường Sơn giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Bình Phước đã thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đối với với ông Huỳnh Anh Minh (nghỉ hưu trước tuổi, theo Nghị định 177/2024 ngày 31.12.2024 của Chính phủ).Đồng thời thông qua nghị quyết bầu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước (nhiệm kỳ 2021-2026) đối với ông Lê Trường Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh và Ủy viên UBND tỉnh đối với bà Nguyễn Thụy Phương Thảo, Giám đốc Sở Tài chính.Kỳ họp cũng thông qua nghị quyết miễn nhiệm các Ủy viên UBND tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Tất Dũng (nguyên Giám đốc Sở Xây dựng), ông Nguyễn Quốc Dũng (nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT), ông Phùng Hiệp Quốc (nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) và ông Trần Văn Hướng (nguyên Giám đốc Sở TN-MT) và bà Bùi Thị Minh Thúy (nguyên Giám đốc Sở KH-CN).Hiện, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước gồm có: bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh; 3 Phó chủ tịch gồm: ông Trần Văn Mi, bà Trần Tuyết Minh và ông Lê Trường Sơn.Ông Lê Trường Sơn sinh năm 1976, thường trú tại TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Ông Lê Trường Sơn có trình độ cử nhân kinh tế, cử nhân chính trị.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, ông Sơn đã từng trải qua các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh; Bí thư Thành ủy Đồng Xoài, Chủ tịch UBND TP.Đồng Xoài; Phó ban Nội chính Tỉnh ủy; Phó giám đốc Sở LĐ-TBXH; Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước...HLV đội tuyển Việt Nam nói lời gan ruột trước trận quyết định vé World Cup
9 năm trước, U.19 Việt Nam tạo nên lịch sử cho bóng đá trẻ Việt Nam khi lọt vào bán kết U.19 châu Á 2016, đồng nghĩa giành tấm vé thông hành đến U.20 World Cup 2017. Dù nằm ở bảng đấu khó khăn, song các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn vượt qua vòng bảng cùng thành tích bất bại (thắng 1, hòa 2). Ở tứ kết, cú ra chân chớp nhoáng của Trần Thành đưa đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn vượt qua U.19 Bahrain để đoạt vé đến sân chơi thế giới. Đến nay, đây vẫn là lần dự vòng chung kết World Cup duy nhất trong lịch sử của bóng đá nam ở sân chơi 11 người.Dù sau đó không vượt qua vòng bảng U.20 World Cup 2017 (đứng cuối bảng với 1 điểm), nhưng thế hệ trẻ dự sân chơi thế giới năm ấy như Quang Hải, Tấn Tài, Tiến Dũng, Hoàng Đức, Văn Hậu, Đình Trọng, Đức Chinh, Tiến Linh... đã trở thành hạt nhân nòng cốt, đưa U.23 Việt Nam bước đến ngôi á quân U.23 châu Á 2018, rồi tạo nên kỷ nguyên thành công cùng đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.Nói vậy để thấy, việc dự World Cup (dù chỉ là ở cấp độ trẻ) có ý nghĩa thế nào trên hành trình vươn mình của những "măng non". Tại đây, các cầu thủ trẻ được cạnh tranh với những nền bóng đá mạnh nhất để tích lũy kinh nghiệm và rèn bản lĩnh trận mạc. Với nền bóng đá trẻ còn non yếu, nơi các cầu thủ trẻ từ U.17 đến U.20 chỉ đá khoảng 15-20 trận mỗi năm, dự World Cup chẳng khác nào một đặc ân.Có lẽ bởi vậy, U.17 Việt Nam sẽ được đầu tư đặc biệt cho mục tiêu dự U.17 World Cup 2025. Do Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) tăng số suất dự World Cup cho châu Á từ 4 lên 8 đội, cơ hội đã mở ra rõ ràng. Từ giờ đến vòng chung kết U.17 châu Á 2025 (diễn ra vào tháng 4 tại Ả Rập Xê Út), các cầu thủ trẻ còn 2 tháng để chuẩn bị. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chốt xong ứng viên huấn luyện đội, đó là một HLV Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm làm bóng đá trẻ. Dự kiến trong tháng này, đội sẽ hoàn thiện kế hoạch tập huấn dài hạn ở trong nước cũng như quốc tế (kéo dài khoảng 2 tuần) để có điểm rơi thể lực và phong độ tốt nhất.Để giành vé vượt qua vòng bảng (tương đương suất dự World Cup) ở bảng đấu có U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE là nhiệm vụ cực khó. Song, bóng đá trẻ luôn có chỗ cho bất ngờ. U.17 Việt Nam từng thắng 3-2 trước U.17 Úc tại giải U.17 châu Á 2016. Hay với UAE, bóng đá trẻ Việt Nam cũng có những kết quả khả quan. Chướng ngại lớn nhất gọi tên U.17 Nhật Bản, nhưng hãy tin với một HLV đến từ xứ mặt trời mọc, U.17 Việt Nam sẽ có "bộ não" hoàn hảo để phân tích và đọc vị đối thủ. Cũng giống U.17, lứa U.22 Việt Nam sẽ bước vào sân chơi lớn mang tên SEA Games 33 (trước đó là vòng loại U.23 châu Á 2026). Tất nhiên, so chuyện mơ World Cup với SEA Games dường như khập khiễng. Nhưng nên nhớ, với nền bóng đá trẻ vốn rất thiếu sân chơi cho người trẻ, mọi giải đấu đều rất quan trọng. Đây không thuần túy là chuyện thành tích, mà còn là tận dụng mọi giải đấu có thể để các cầu thủ gặt hái bài học. Đơn cử 8 năm trước, chính cú ngã ở SEA Games 29 (năm 2017) đã tạo động lực để lứa Quang Hải, Công Phượng vùng dậy mạnh mẽ và tạo nên phép màu Thường Châu.Chỉ sợ cầu thủ trẻ không có cơ hội để cọ xát. Còn bất kể sân chơi nào, dù lớn hay nhỏ, đều có ý nghĩa quan trọng để gom góp niềm tin. Bóng đá Việt Nam từng vươn ra châu Á, song mới chỉ chớm ở mức tiệm cận có thể gây bất ngờ. Thất bại cuối giai đoạn HLV Park Hang-seo nắm quyền cho thấy, bóng đá Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố để thành công, mà trong số đó có nền tảng mong manh của bóng đá trẻ. Đội tuyển Việt Nam đang tiến gần đến giai đoạn chuyển giao. Lứa 1995 - 1998 sẽ chạm dần ngưỡng bên kia sườn dốc sau 2, 3 năm nữa. Dù vậy, liệu lứa trẻ đã sẵn sàng thay thế? Muốn mơ mộng ở vòng loại World Cup 2030, vẫn cứ phải thành công ở sân chơi Đông Nam Á, rồi mới đi từng bước lên bậc thang cao hơn.Mơ SEA Games hay World Cup, chúng ta cũng cần lộ trình đi từ thấp đến cao và nghiêm túc phấn đấu cho từng mục tiêu. Nếu "dục tốc bất đạt", bóng đá trẻ Việt Nam khó thành công.
Diablo IV chính thức tung bản open beta vào tháng 3
Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản năm 2024 đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất với nhiều kết quả phục hồi tích cực và vẫn đang bám sát tiến trình phục hồi cùng nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai nhờ động lực từ các yếu tố hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành và nhu cầu thị trường.Kết thúc quý 1/2024, thị trường đón nhận một lượng lớn các môi giới bất động sản, sàn giao dịch quay trở lại thị trường khi các chủ đầu tư bắt đầu kích hoạt triển khai hàng loạt dự án với quy mô ngày càng lớn. Một số dự án có tiến độ triển khai tốt đã chính thức mở bán trở lại. Các dự án mới mở bán, từ sản phẩm đất nền, nhà phố, biệt thự, căn hộ... đều ghi nhận mức độ quan tâm, giao dịch và giá bán tăng trưởng tốt trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.Bước sang quý 2/2024, đà phục hồi của thị trường tiếp tục được duy trì, nguồn cung và lượng giao dịch trong quý tăng trưởng mạnh, lần lượt gấp 3 và gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, thông tin các bộ luật liên quan đến thị trường bất động sản là luật Đất đai 2024, luật Nhà ở 2024, luật Kinh doanh bất động sản 2024 và luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm càng tiếp thêm niềm tin cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực bất động sản sẵn sàng tái nhập cuộc.Đến quý 3/2024, các bộ luật trên có hiệu lực, thị trường đã bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu thể hiện sự "tăng nhiệt" với câu chuyện đấu giá đất tại các khu vực vùng ven Hà Nội "nóng" hơn bao giờ hết. Sức nóng của thị trường còn được dẫn dắt bởi phân khúc căn hộ, có mặt bằng giá liên tục tăng cao, thiết lập mặt bằng mới trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.Kết thúc quý 4/2024, trước sự ấm lên của thị trường, nhiều chủ đầu tư thay đổi kế hoạch đã "tung" hàng sớm hơn dự kiến, kèm nhiều chính sách ưu đãi, giúp nguồn cung nhà ở vượt dự báo. Riêng quý 4/2024, thị trường ghi nhận 28.000 sản phẩm chào bán mới, gấp 2 lần so với quý trước và gấp 4 lần cùng kỳ năm 2023. Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81.000 sản phẩm chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023. Trong đó, có 65.376 sản phẩm chào bán mới, gấp khoảng 3 lần so với năm 2023, nhưng mới chỉ bằng khoảng 7% so với năm 2018.Lượng giao dịch trong năm 2024 cũng tiếp tục tăng trưởng ổn định khi nguồn cung được cải thiện cả về lượng và chất. Nhu cầu mua bất động sản, bao gồm cả để ở và đầu tư rất cao và đang không ngừng tăng cùng tốc độ đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế, trên nền tảng hành lang pháp lý được hoàn thiện.Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công, tương đương với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Với hơn 50% lượng giao dịch sơ cấp được đóng góp bởi nhu cầu đầu tư. Trong đó, có một lượng đầu cơ nhất định.Trong năm 2024, căn hộ cao cấp là loại hình áp đảo thị phần, chiếm 75% lượng giao dịch. Các dự án mới có tỷ lệ hấp thụ rất tốt, đạt trên 70%. Đặc biệt, nhiều dự án ghi nhận tỷ lệ hấp thụ lên tới trên 90% ngày thời điểm chính thức mở bán. Thậm chí, nhiều sản phẩm căn hộ cao cấp được "sang tay" ngay cả khi chưa hoặc mới ký kết hợp đồng mua bán. Càng về cuối năm, số lượng chuyển nhượng theo hình thức này càng tăng lên do nguồn cung cải thiện.Nhà ở thấp tầng giao dịch cũng cải thiện mạnh trong bối cảnh thị trường phục hồi, tỷ lệ hấp thụ các dự án mở bán mới ở mức rất tốt, ước đạt gần 65%, tương đương với gần 9.000 giao dịch. Hơn 60% lượng giao dịch được đóng góp bởi 2 dự án đại đô thị của chủ đầu tư Vinhomes.Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản tập trung chủ yếu ở các sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực và có thể ở ngay tại các dự án đại đô thị đã có dân cư ở với hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại và các sản phẩm nhà ở riêng lẻ có pháp lý đảm bảo, giá dưới 4 tỉ đồng tại các thành phố lớn.Phân khúc đất nền, giao dịch chủ yếu phát sinh trên thị trường thứ cấp, khi hành lang pháp lý mới buộc các chủ đầu tư phải xây nhà để bán. Các mảnh đất đã tách thửa, pháp lý đảm bảo được các nhà đầu tư "săn lùng".Giá bán nhà ở phục hồi và tăng liên tục từ đầu năm do nguồn cung dù tăng trưởng mạnh theo năm nhưng vẫn thiếu và yếu so với cầu nhà ở thực tế của thị trường và do các chi phí đầu tư, nhất là các chi phí liên quan đến đất đai tăng cao, nhất là phân khúc chung cư cao cấp tại các thành phố lớn.Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nghiên cứu về chỉ số giá chung cư cao cấp phản ánh mức biến động giá bán bình quân của các dự án trong mẫu 150 dự án được chọn lọc và quan sát cũng cho thấy, tính đến thời điểm cuối năm 2024, giá bán trung bình ở TP.Hà Nội đã tăng 72,4% so với quý 2/2019. Theo sau là Đà Nẵng với mức tăng 49,9%. Trong khi TP.HCM chứng kiến mức tăng chậm hơn, khoảng 34,3%.Giá bán sơ cấp tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại, tạo động lực dẫn dắt và duy trì mặt bằng giá thứ cấp của chung cư cao cấp "neo" cao, vượt xa giá trị thực. Tuy nhiên, thực tế nguồn cung và thanh khoản ở mức trung bình. Giao dịch chuyển nhượng căn hộ tập trung chủ yếu ở các dự án nằm trong đại đô thị, có hệ thống hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại với mức giá tăng hợp lý.Nhu cầu đầu tư phục hồi, giá bán chung cư cao cấp tăng cao, giúp các dự án thấp tầng mở bán với giá bán ngày càng tăng cao vẫn được hấp thụ khá tốt. Giá các sản phẩm thấp tầng tại các đại đô thị đã hình thành và thu hút cư dân đến ở phục hồi so với "đỉnh". Trong khi giá chuyển nhượng tại một số dự án thấp tầng vẫn đi ngang vì bị bỏ hoang.Giá đất nền, đã tách thửa, pháp lý đầy đủ cũng phục hồi và tăng trưởng mạnh trong bối cảnh nguồn cung đất nền giảm do quy định "siết" phân lô bán nền. Đặc biệt, các lô đất giá trị thấp, khoảng dưới 30 triệu đồng/m2 tại các thành phố có hạ tầng đã phát triển hoặc đã có kế hoạch phát triển được săn đón, với mức giá tăng từ 15% so với cuối năm trước, do giá trị đầu tư không quá cao, còn nhiều dư địa tăng trưởng.Trong bối cảnh giá nhà đất thổ cư tại 2 đô thị đặc biệt cũng đã liên tục tăng và thiết lập mặt bằng mới ở mức cao, vượt quá khả năng tiếp cận của đa số khách hàng. Nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển nhu cầu săn lùng nhà đất thổ cư sang các tỉnh, thành vùng ven với mức giá "mềm" hơn và nhiều dư địa tăng trưởng nhờ hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng, quy hoạch đô thị.Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản đã khép lại năm 2024 với các kết quả phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cùng sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Có thể khẳng định, năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.Tới thời điểm hiện tại, thị trường vẫn đang chuyển động tích cực, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam trong năm 2025.
Trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, Supachok Sarachat đã ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan ở phút 64. Tuy nhiên, pha lập công này gây tranh cãi do thiếu tinh thần fair-play. Trước đó, tuyển Việt Nam đã ném bóng ra biên để hỗ trợ đồng đội bị chấn thương, nhưng khi Thái Lan ném biên lại, thay vì trả bóng, Supachok đã dứt điểm thẳng vào khung thành.Hiện tại, trên trang chủ AFF Cup 2024, bàn thắng của Supachok đang dẫn đầu cuộc bình chọn "Bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về" với 53,39% phiếu bầu, vượt qua pha lập công từ giữa sân của Nguyễn Hai Long (40,85%). Đáng chú ý, nhiều cổ động viên Việt Nam đã bỏ phiếu cho Supachok như một hình thức mỉa mai hành động thiếu fair-play của anh.Ngày 6.1, Supachok đã lên tiếng giải thích trên trang cá nhân rằng anh không nhận thức được việc cần trả bóng và không chắc chắn về tình trạng chấn thương của cầu thủ Việt Nam. Tuy nhiên, lời giải thích này không làm giảm bớt sự chỉ trích từ người hâm mộ.Sự việc này đã làm dấy lên nhiều tranh luận về tinh thần thể thao và fair-play trong bóng đá Đông Nam Á. Dù bàn thắng của Supachok được đánh giá cao về kỹ thuật, nhưng cách thức ghi bàn đã khiến nhiều người hâm mộ thất vọng và đặt câu hỏi về đạo đức thi đấu.Bàn thắng của Supachok được ghi ở phút 64, từ tình huống ném biên sau khi thủ môn Đình Triệu của Việt Nam chủ động phá bóng ra vì một cầu thủ đội nhà bị chấn thương trước đó. Thay vì trả bóng như hầu hết các cầu thủ vẫn làm, Supachok nhận bóng từ đồng đội rồi tung cú sút xa vào lưới tuyển Việt Nam nâng tỷ số lên 2-1, trong sự ngỡ ngàng của toàn bộ khán giả theo dõi trận đấu. Bàn thắng này ngay lập tức nhận chỉ trích dữ dội và được nhận xét là "phi thể thao". Trên tài khoản Instagram, tiền vệ Supachok Sarachat chính thức lên tiếng về bàn thắng của anh. Anh khẳng định bản thân chưa bao giờ thiếu tinh thần thể thao. Supachok cho hay, lúc đó, tỷ số là 1-1 và Thái Lan cần tấn công nhằm san bằng khoảng cách qua hai lượt trận. Ngay trước tình huống Đình Triệu ném bóng ra biên, Supachok bị phạm lỗi ở giữa sân và bức xúc khi trọng tài không thổi phạt cầu thủ Việt Nam. Tiền vệ Thái Lan viết: "Sau khi bóng ra ngoài, tôi đến phàn nàn với trọng tài về việc bị phạm lỗi, đề nghị ông ấy tham khảo VAR. Khi ấy, chúng tôi cần gây áp lực mạnh lên Việt Nam. Tôi đã không tập trung và không quan tâm việc bóng đã ra ngoài thế nào do mải nói chuyện với trọng tài trong trạng thái tức giận". Sau khi bóng được đưa trở lại, với bản năng cùng âm thanh huyên náo ở sân, anh quyết định dứt điểm trong tích tắc vì nghĩ rằng Thái Lan đang tấn công. Supachok cho biết khi thấy cầu thủ Việt Nam lao đến phản đối anh cũng bối rối vì không biết mình sai ở điểm nào. "Tôi đã cố gắng giải thích cho họ rằng tôi không biết chuyện gì xảy ra trước đó vì đang nổi giận với quyết định của trọng tài", Supachok viết.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Tư vấn sức khỏe: ‘Đái tháo đường: nhiễm trùng, đoạn chi và biến chứng nguy hiểm’
Chia sẻ với Thanh Niên chiều nay 15.1, anh Lê Anh Tuấn (46 tuổi) là con trai của cụ Tư cho biết hiện gia đình vẫn đang làm nhiều cách khác nhau để tìm mẹ bị mất liên lạc, song đến giờ vẫn chưa có tin tức nào.Anh kể trưa hôm qua 14.1, khoảng 12 giờ mẹ anh có rời nhà ở khu vực chợ Cây Quéo, đường Hoàng Hoa Thám (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nhưng mãi không thấy về. "Đến chiều tối đi làm về không thấy mẹ đâu nên tôi và gia đình đi tìm khu vực chợ và lân cận nhưng không có kết quả", anh Tuấn kể.Người con cho biết bà Tư lớn tuổi nhưng tinh thần và trí nhớ vẫn minh mẫn, không bị lẫn người già. Đó là lý do anh vô cùng lo lắng không biết mẹ ở đâu, làm gì và có gặp nguy hiểm gì không. Anh cho biết ở TP.HCM gia đình cũng không có nhiều bà con hay người quen."Bình thường, mẹ tôi vẫn đi chợ nấu cơm, ra ngoài ăn uống. Đây là lần đầu tiên bà rời đi, mất liên lạc như vậy nên gia đình cảm thấy lo lắng. Tôi đang cố gắng tìm mẹ, mong sớm có tin", anh chia sẻ.Anh Lê Văn (48 tuổi) là anh trai sống cùng nhà với anh Tuấn và mẹ cũng lo lắng khi mẹ mất liên lạc. Anh mong ai có thông tin về bà hãy liên lạc với gia đình. Hiện gia đình đang làm nhiều cách khác nhau để tìm, từ việc đi trực tiếp tới nhờ sự giúp đỡ trên mạng xã hội.Ai có tin tức cụ Nguyễn Thị Kim Tư vui lòng liên hệ gia đình qua số điện thoại: 0913.275.550 (gặp anh Tuấn). Gia đình vô cùng biết ơn!